Đà Nẵng: Nguy cơ gia tăng ngập lụt cả thành phố

By:
Categories: Tin Tức
No Comments
Rate this post

Phát triển đô thị ở vùng thoát lũ, vùng trũng thấp sẽ gây ngập lụt trầm trọng hơn ở những khu vực vốn đã thường xuyên ngập lụt tại Đà Nẵng và Quảng Nam.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ làm tăng cường độ và tần suất các đợt mưa cực trị ở Đà Nẵng và các khu vực xung quanh. Nếu rủi ro ngập lụt không được giải quyết, người dân ở vùng thấp lụt và các nhà đầu tư bất động sản sẽ chịu sự gia tăng về thiệt hại và chi phí khắc phục hậu quả do ngập lụt gây ra.

Đà Nẵng: Nguy cơ gia tăng ngập lụt cả thành phố

Ngập lụt làm ảnh hưởng tới vị thế của thành phố cũng như giá đất trong tương lai, đồng thời chính quyền thành phố sẽ tốn nhiều chi phí để khắc phục thiệt hại về cơ sở hạ tầng đô thị.

Lũ xuất hiện ngày càng nhiều và lớn hơn

da nang tang nguy co ngap lut

Đà Nẵng đang tăng cường độ và tần suất ngập lụt

Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Đà Nẵng cho biết, theo số liệu thống kê từ năm 1976 đến nay, hàng năm ở TP Đà Nẵng xuất hiện trung bình 2-3 đợt lũ. Trong 37 năm trên có 8 năm xuất hiện lũ trên mức báo động 3 tại Cẩm Lệ. Đó là các năm, xếp lần lượt từ lũ lớn đến nhỏ là 1999, 2007, 1998, 2009, 1980, 1983, 2013.

Ông Thắng dẫn chứng, lũ năm 1998 làm cho 32 người chết, 27 người bị thương, sập trôi 158 ngôi nhà, ngập nặng 19.029 ngôi nhà, thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng. Lũ năm 1999 làm cho 37 người chết, 61 người bị thương, sập trôi 5.579 ngôi nhà, ngập nặng 46.333 ngôi nhà, thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất.

Các thách thức phải đối mặt
Tần suất và cường độ lũ ở Đà Nẵng đang gia tăng do quy hoạch sử dụng đất, giao thông, và các cơ sở hạ tầng khác, và đặc biệt là tác động của BĐKH. Vấn đề này ngày càng trầm trọng hơn trong tình trạng san lấp ở khu vực thấp trũng. Đây là thách thức thực sự đối với quy hoạch tổng thể hiện nay đang nhằm đến phát triển ở vùng đất thấp.
Theo kết quả của dự án xây dựng mô hình ngập lụt do Sở Xây dựng Đà Nẵng, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Viện nghiên cứu Thủy lợi miền Nam, và Viện Chuyển đổi xã hội và môi trường (ISET) thực hiện, nếu quy hoạch tổng thể đến năm 2030 được thực hiện đầy đủ như đã vạch ra, thì ngay cả trong đợt lũ tần suất 10% (tức xảy ra 10 năm một lần), rất nhiều diện tích trong khu vực mới phát triển cũng có thể bị ngập sâu từ 0,3-0.5 m, và các khu thấp trũng lân cận có thể ngập trong lũ sâu tới 3m.

Giải pháp để thích ứng với ngập lụt

hoi nghi phat trien da nang

Hội thảo phát triển cho Đà Nẵng

Theo ông Thắng, Đà Nẵng là thành phố đang phát triển mạnh, đặc biệt là phát triển đô thị cơ sở hạ tầng, nhất là phía Nam thành phố – nơi trước đây là tuyến thoát lũ tự nhiên của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn qua cửa Hàn (phía Nam qua cầu Cửa Đại). Những đô thị mới được hình thành dọc các sông chính Cầu Đỏ – Cẩm Lệ và Vĩnh Điện (sông Cái), nhiều đô thị lấn sát bờ sông thậm chí lấn sông, nhiều cồn bãi sông được kè, đắp cao thành khu dân cư đảo nổi, nhiều bãi sông bị trồng cây lâu năm ảnh hưởng rất lớn đến thoát lũ, làm giảm hẳn mặt cắt thoát lũ và mất đi không gian chứa lũ.

Quản lý hành lang thoát lũ và cải thiện tiêu thoát nước là biện pháp bền vững nhằm giảm thiểu mối hiểm hoạ gắn liền với ngập lụt, cả trong hiện tại lẫn trong tương lai lâu dài dưới những tác động của BĐKH.
Hệ thống đê bao và việc san lấp đất để ngăn lũ cho các khu đô thị sẽ chuyển dịch rủi ro từ một khu vực sang các khu vực khác. Nó không thể ngăn chặn được lũ lụt. Vì thế, trong thực tế, các chiến lược thích ứng truyền thống với BĐKH chỉ dựa vào đê kè hoặc nâng nền sẽ chỉ phân bố lại rủi ro chứ không thể giảm thiểu được rủi ro, đồng thời sẽ luôn luôn tồn tại hiểm hoạ từ lũ lụt, dù có hay không một hệ thống chống ngập.
Ông Trần Văn Giải Phóng, Phụ trách kỹ thuật ISET đề xuất xây dựng các nhà chống lũ an toàn, xây dựng vùng chứa lũ, hành lang thoát lũ, kiểm soát sử dụng đất, nâng cao cốt nền và sàn nhà… để giảm ảnh hưởng và nguy cơ ngập lụt, đồng thời đề nghị các ngành nghiên cứu tính bền vững, dài hạn cho các khu vực quy hoạch, cộng đồng, bà con phải tham gia đối thoại để nêu vấn đề, tham vấn ý kiến đối với các quy hoạch của thành phố.

Comments

Bình Luận

Gọi Ngay