HIện nay với các công trình có khối lượng thi công lớn, hoặc tại các vị trí khó thì công được bê tông toàn khối thì bắt buộc phải sử dụng mạch ngừng như: sàn hầm, vách hầm, bể nước, hố thang máy, hay sàn mái của những công trình quy mô lớn.. Vậy giải pháp nào để đảm bảo được tính chống thấm và tránh được việc sửa chữa sau này khi mà số lượng nhà thầu có thể thi công tốt hạng mục này rất ít.
Sau đây ChongThamODaNang.com xin đưa ra một số giải pháp cũng như trình tự thi công cụ thể mà chúng tôi đã thi công và đạt hiệu quả cao trong rất nhiều công trình lớn nhỏ tại Đà Nẵng cũng như khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.
Có thể bạn cần biết:
- Phương pháp chống thấm khe co giãn, khe lún hiệu quả nhất
- Giải pháp cho chống thấm sân thượng tốt nhất
Giải pháp tối ưu cho chống thấm mạch ngừng bê tông
Quá trình chống thấm cho mạch ngừng bê tông được chia thành :
- Thi công chống thấm mạch ngừng trước khi thi công
- Thi công xử lý chống thấm mạch ngừng sau khi thi công.
1 . Thi công chống thấm mạch ngừng trước khi thi công
– Đọc và kiểm tra bản vẽ thiết kế để lựa chọn giải pháp thi công. Sau đó lựa chọn phương pháp thi công cũng như loại vật liệu chống thấm sao cho phù hợp với từng loại mạch ngừng khác nhau
Bước 1: Đọc và kiểm tra bản vẽ thiết kế
-Thường thì với các công trình lớn như vậy thường đã có sẵn các bản vẽ thiết kế thi công kèm theo. Nhà thầu thi công cần đọc kỹ bản vẽ cũng như thuyết minh đi kèm để đính chính tính khả thi của phương án và lựa chọn phương án thi công phù hợp
Bước 2: Vật liệu chống thấm cho mạch ngừng
— Các vật liệu thường dùng chống thấm cho mạch ngừng bê tông chủ yếu được tư vấn thiết kế hướng dẫn, cũng như các nhà thầu thi công thường sử dụng và hiệu quả như:
- Băng cản nước: Sản phẩm Sika Waterbars hoặc PVC Water Stop
- Băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoặc Sika Hydrotite CJ
Bước 3: Thi công chống thấm
-Thi công băng cản nước:
Đặt băng cản nước ở chính giữa cấu kiện thép, và chia băng cản nước ra 2 phần, một nửa băng cản nước sẽ nắm trong bê tông khối đang thi công và một nửa còn lại sẽ nằm trong bê tông khối sẽ thi công tiếp theo.
Một số điều lưu ý:
- Vữa xi măng cần có độ sệt thích hợp để dễ dàng thi công nhưng vẫn đảm bảo chịu lực
- Khi thi công tại vị trí có băng cản nước cần cẩn thận, trành sê dịch hay tạo ấp lực quá lớn sẽ làm cho băng cản nước bị biến dạng không chống thấm tốt
- Khi cần liên kết 2 băng cản nước ta sử dụng mối hàn. Dùng dao hàn đốt cháy 2 vị trí cần hàn, sau đó nhanh chóng ép lại và giữ chặt cho đến khi chúng liên kết lại với nhau.
- Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra lại vị trí mối nối, vị trí uốn, kiểm tra cao độ
-Thi công băng trương nở (Thanh thủy trương)
Nội dung phương pháp này là dùng các băng trương nở (Thanh thủy trương) đặt vào vị trì chính giữa bề dày của bê tông bằng chất kết dính và đinh bê tông. Trước khi thi công băng trương nở cần làm phẳng và sạch bề mặt lớp bê tông bằng bàn chải chuyên dụng.
Để đạt kết quả tốt nhất nên thi công băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoặc Sika Hydrotite CJ lên bề mặt phẳng đảm bảo độ dính tốt. Nên bao phủ bê tông ở cả hai mặt tối thiểu la 80mm
– Đồng thời phải tùy thuộc vào cường độ bê tông và cốt thép được sử dụng mà thay đổi bề mặt băng trương nở cho phủ phù họp.
2. Thi công xử lý chống thấm mạch ngừng sau khi thi công.
Phương pháp này chủ yếu dùng để khắc phục các sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng, có hiện tượng thấm tại các vị trí mạch ngừng bê tông. Để đảm bảo tính chống thấm, cần tiến hành đánh giá khảo sát công trình, tìm vị trí có sự cố và đánh giá phân tích nguyên nhân để lựa chọn phương pháp thi công cũng như loại vật liệu chống thấm phù họp.
-Bước 1: Xác định nguyên nhân thấm
Các nguyên nhân chủ yếu gây thấm cho các công trình xây dựng như các bể chứa, hố thang máy, tầng hầm… được xác định như sau:
– Chất lượng thi công tại khe co giãn và mạch dừng bê tông không tốt, không có băng cản nước PVC Waterstop hoặc thanh cao su trương nở tại các vị trí mạch dừng thi công
– Bề mặt bê tông bị rỗ
– Do một số nguyên nhân khác : Lún, động đất…
Bước 2: Lựa chọn vật liệu chống thấm và phương pháp chống thấm
Để khắc phục các sự cố này công ty chúng tôi thường sử dụng một số loại vật liệu cần thiết sau: Thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương): Sika Hydrotite CJ, Hyper Stop DB 2015. Vữa không co ngót: Sikagrout 214 -11. Bê tông đông cứng nhanh: Sika 102, Koster Waterstop và một số máy móc phụ tùng khác
Phương pháp chống thấm mạch ngừng sau khi thi công.
- Kiểm tra vị trí và mức độ thấm của mạch ngừng bê tông
- Đục rãnh theo đường thấm mạch ngừng sâu từ 4 – 6 cm. Với các điểm bê tông bọng rỗng thì đục sâu hơn
- Vệ sinh thật sạch rãnh đục bằng máy phun nước áp lực cao, chổi hoặc máy thổi bụi cầm tay
- Bão hòa nước cho bê tông tại vị trí rãnh thi công nhưng tránh gây đọng nước
- Lắp thanh thủy trương vào bên trong rãnh và tiến hành đổ bù vữa không co ngót: Sikagrout 214 -11 để trám kín bề mặt rãnh.
- Bảo dưỡng bê tông bề mặt vị trí rãnh như với bê tông thường.
- Bả chất chống thấm thẩm thấu tinh thể Masterseal 530 dọc theo vị trí mạch ngừng để tăng cường khả năng chống thấm của lớp bê tông dọc hai bên mạch ngừng.
- Kiểm tra đánh giá kết quả chống thấm.
Quý khách có nhu cầu chống thấm hay cần tư vấn về chống thấm nói chung và chống thấm mạch ngừng cho bê tông, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn miến phí