Trong nỗ lực chung của nhà nước trong việ thúc đẩy sự phát triển cho thị trường bất động sản đã đóng băng những năm vừa qua, thị trường bất động sản tại Đà Nẵng đang dần ấm lên với nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường: việc cho người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam lại được “xới lên”. Một số dự án thuộc phân khúc căn hộ thương mại tiếp tục giảm giá nhằm lôi kéo người mua, trong khi tính thanh khoản của nhà phố vẫn ở mức khá do có nhiều yếu tố hỗ trợ…
Bất động sản tại Đà Nẵng- Hướng phát triển cho tương lai
Trước mắt, Bộ Xây Dựng đang lập phương án sửa đổi chính sách theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện mua, sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trình Chính phủ, để Chính phủ báo cáo với Quốc hội và xem xét tính khả thi của vấn đề.
Một số dự án căn hộ chung cư được điều chỉnh tăng số lượng căn hộ diện tích nhỏ (dưới 50m2) so với trước, không những vậy người mua còn được giảm giá và cam kết bàn giao nhà đúng tiến độ. Cũng có nhà đầu tư nước ngoài không giảm giá bán mà chọn giải pháp ưu đãi, hỗ trợ cho người mua, đặc biệt là nhấn mạnh yếu tố uy tín, khi tuyên bố tất cả các hạng mục công cộng, tiện ích của toàn khu đô thị và mảng xanh trong dự án của mình vẫn được đầu tư xây dựng theo tiến độ.
Cạnh tranh về giá bán có thể vẫn tiếp diễn, vì vậy, nhận định “giá căn hộ ở Tp.Đà Nẵng đã giảm đến mức khó thể giảm thêm” của chủ một doanh nghiệp bất động sản lớn xem chừng sẽ bị lung lay. Bởi nếu trước đây chỉ có doanh nghiệp trong nước vào cuộc giảm giá thì nay các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài cũng chấp nhận phương án này dưới nhiều hình thức.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, có 30 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký là hơn 10 triệu USD được Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy, đến thời điểm này, Đà Nẵng có 409 dự án được đăng ký với tổng vốn đầu tư là 3,673 tỉ USD. Với những con số trên, ngày 30/7, trong buổi làm việc với UBND TP. Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá về thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2016 là thấp. Cũng theo Phó Thủ tướng, Đà Nẵng thu hút FDI “thấp là có lý do”. Thời gian qua, Đà Nẵng chủ yếu thu hút vốn FDI các dự án đầu tư sạch, không ô nhiễm môi trường, theo hướng công nghệ cao…
Hiện các cơ quan của Bộ Ngoại giao được Phó Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục hỗ trợ Đà Nẵng quảng bá hình ảnh, tăng cường giao lưu, tiếp xúc với cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để thu hút đầu tư. Thông tin Tập đoàn Apple và Sembcorp đang quan tâm tìm hiểu đầu tư là tín hiệu rất đáng mừng cho Đà Nẵng trong bối cảnh khó khăn thu hút vốn đầu tư FDI hiện nay.
Hy vọng với những cố gắng trên của cả thành phố Đà Nẵng thị trường Bất động sản tại Đà Nẵng sẽ phát triển- Hướng tới tương lai là một trung tâm phát triển của cả nước