CÁCH CHỐNG THẤM KHE CHUNG GIỮA HAI NHÀ

By:
Categories: Hướng Dẫn
No Comments
Rate this post

Những căn nhà phố san sát nhau thường gặp phải tình trạng chung đó là bức tường ở khe chung bị thấm, đặc biệt đối với nhà xây sau, do không có lớp vữa tô trát ngoài cũng như không thi công được lớp chống thấm bên ngoài nên tình trạng thấm càng nặng hơn.

Kỹ thuật xử lý khe chung để tường không bị thấm

Câu hỏi: Nhà tôi xây dựng được hơn 2 năm, mặc dù khe chung đã có xử lý “tè tôn” như cách làm thông thường nhưng cứ mỗi khi mưa thì bức tường giáp với hàng xóm nhà tôi bị thấm rất nhiều, làm ướt tường, và xuất hiện nấm mốc màu đen gây bong tróc sơn và ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như sức khỏe gia đình. Xin nhờ quý công ty tư vấn và đưa ra giải pháp chống thấm để cho bức tường của nhà tôi không bị thấm nữa?

Anh Nguyễn Mạnh Đạt: Đ/c Hùng Vương- Đà Nẵng

chong tham tuong lien ke

Trả lời câu hỏi của quý khách hàng thắc mắc với chống thấm Đà Nẵng :

Chào anh Đạt. Trước hết xin chia sẻ rằng câu hỏi của anh cũng là câu hỏi của rất nhiều người, trường hợp nhà sau một vài năm sử dụng bị thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà  là một hiện thực thường gặp, và cũng là nỗi lo của nhiều người có nhà mới xây. Để xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà, chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp cơ bản sau đây,  tất nhiên với mỗi hiện trạng sẽ có những phương án và giải pháp cụ thể để có kết quả tốt nhất và chi phí hợp lí nhất.

Trường hợp 1: Với những nhà liền kề mới xây, khe tiếp giáp nhỏ,
Với những ngôi nhà phố mới xây, tường nhà liền kề thường xây sát nhau nên khe nhỏ (dưới 3mm). Chúng ta nên sử dụng các hóa chất gốc Xi măng – Polimer (Masterseal 540, Masterseal 555S – Hãng BASF) hoặc cao cấp hơn là Polyurethane (Mariseal 250) với độ đàn hồi cao và tính bám dính lên bê tông (hoặc vữa) tốt kết hợp với lưới thủy tinh gia cường quét dọc theo khe chung. Do hiện tượng chuyển vị của móng, khe chung này sẽ có sự thay đổi về kích thước nên cần đảm bảo lớp màng phủ lên phải có độ đàn hồi để không bị xé rách khi khe này rộng ra.

Các bước thực hiện cơ bản:

B1: Vệ sinh thật sạch bề mặt bê tông hoặc vữa hai bên khe bằng chổi sắt, máy xịt áp lực cao, mục đích đảm bảo độ bám dính tốt nhất cho lớp màng đàn hồi lên đó.

B2: Lăn 01 lớp hóa chất lên bề mặt bê tông hai bên khe chung với chiều rộng tối thiểu từ khe là 5cm. Dán lưới thủy tinh gia cường lên trên.

B3: Lăn tiếp lớp thứ 2 lên trên lớp lưới thủy tinh đã dán. Lăn thêm cho đến khi kín hẳn lớp lưới thủy tinh. (Lưu ý không nên lăn dày hơn 4mm vì sẽ làm giảm tính đàn hồi của lớp màng về sau).

B4: Bảo dưỡng và tránh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào khi còn đang ướt.

dsc01027 dsc01032

Trường hợp 2: Với những ngôi nhà có khe tiếp giáp giữa hai nhà tách nhau, khoảng cách hai tường từ 0.5cm trở lên.
Ta sử dụng màng khò nóng gốc bitum có sợi gia cường để khò dán lên trên khe chung, đảm bảo nước không được lọt vào bên trong.

Các bước thực hiện cơ bản:

B1: Vệ sinh sạch bề mặt.

B2: Lăn 01 lớp primer gốc dầu lên bề mặt bê tông hai bên khe chung.

B3: Tiến hành khò nóng chảy lớp bitum rồi dán màng lên trên, phủ kín khe chung. Nên khò 2 lớp để đảm bảo hơn.

Với hai phương pháp trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn an tâm về bức tường chung sẽ không bị thấm, xua tan sự bực nhọc khi thấy bức tường không còn hoen ướt mỗi mùa mưa về.

Khi có nhu cầu, các bạn đừng ngần ngại gọi đến chúng tôi 0914853177 để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé.

Comments

Bình Luận

Gọi Ngay